Cùng với điện trở dán SMD thì đối với tụ điện cũng có tụ điện dán SMD, so với tụ điện truyền thống trong tivi, ampli sử dụng tụ hóa (tụ giấy) thì tụ dán SMD có ưu điểm kích thước nhỏ gọn, tuổi thọ và độ bền cao hơn. Nhược điểm là điện dung nhỏ, do vậy chúng thường được sử dụng trên mainboard laptop hay điện thoại, và nhiều thiết bị khác do những thiết bị này sử dụng nguồn xung. Thời gian gần đây do công nghệ thiết kế vi mạch ngày càng tiến bộ, tần số của các chip xử lý ngày càng tăng càng làm cho tụ điện ngày càng nhỏ hơn. Tại sao như vậy, chúng ta sẽ từ từ tìm hiểu các bài viết sau
1. Khái niệm
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là khung, được phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh…)
2. Ký hiệu
3. Thông số quan trọng
– Điện dung Farad, ký hiệu F
µF = 10-6F micro Farad
nF = 10-9F nano Farad
pF = 10-12F pico Farad
– Điện thế làm việc (v)
4. Phân loại (dựa vào chất liệu điện môi)
Tụ điện rất đa dạng về chủng loại (tụ mica, tụ dầu, tụ hóa, tụ xoay, tụ gốm, …) trong tài liệu này tôi xin trình bày 2 loại tụ mà trên main laptop sử dụng nhiều nhất
– Tụ hóa: Là tụ giấy có dung môi là hợp chất hóa học. Điện dung và điện thế làm việc cao. Loại này là tụ có phân cực (-) và (+) rõ ràng, khi sử dụng cần mắc đúng cực tính
– Tụ tantalium: có bản cực bằng nhôm và dùng gel tantal làm dung môi, có trị số lớn và thể tích nhỏ gọn. Loại tụ này có phân cực.
– Tụ ceramic: Hay còn gọi là tụ gốm, được làm bằng ceramic. Gốm điện môi được dùng là COG, X7G, Z5U, …Tụ gốm là loại tụ không phân cực, khi sử dụng ta không cần quan tâm đến cực tính của tụ.
5. Công dụng
5.1 Lọc nguồn
Được đề cập chi tiết trong bài mạch chỉnh lưu
5.2 Liên lạc
Dẫn tín hiệu AC, cách ly DC, tụ C đặt trên đường truyền tín hiệu. Điện thế DC ở hai đầu tụ điện không trộn lẫn nhau.
5.3 Tạo thời hằng nạp xã trong các mạch tạo xung, dao động
t =R.C
Trong khoảng thời gian t, tụ nạp đến 63% điện thế đặt vào 2 đầu của nó. và khi xả, trong khoảng thời gian này, nó xã còn 27% điện tích mà nó giữ khi nạp. Dựa vào tính chất này, tụ được dùng để tạo tín hiệu răng cưa.
6. Ghép tụ điện
6.1 Ghép nối tiếp:
1/C = 1/C1 + 1/C2
Ghép nối tiếp làm giảm điện dung, tăng điện thế làm việc.
6.2 Ghép song song
C = C1 + C2
Ghép song song làm tăng điện dung, điện thế làm việc không đổi
7. Các bệnh của tụ điện
– Tụ khô: Điện dung giảm, không còn nạp điện được do đó không liên lạc được tín hiệu AC.
– Tụ rĩ: chất điện môi không còn cách điện tốt. nên có dòng điện nhỏ chạy ngang qua 2 bảng tụ, cách ly DC không tốt nữa, làm sai lệch điện thế trong mạch điện
– Tụ chạm: Chất điện môi bị đánh thủng, 2 bảng cực chạm nhau, tụ trở thành vật dẫn điện.
8. Cách thử tụ điện bằng VOM
– Chọn giai đo thích hợp
+ X10; X100 cho tụ hóa, điện dung cỡ μF trở lên
+ X1K cho tụ có điện dung < μF
+ X10K cho tụ nF
– Nếu kim lên về phía số 0 rồi trở về đến ∞ => tụ tốt
– Nếu kim lên về phía số 0 rồi trở về nhưng không đến ∞ => tụ rĩ
– Nếu kim lên về phía số 0 rồi đứng yên ở đó luôn => tụ chạm
– Nếu kim đứng yên ở ∞ dù có thay đổi giai đo lớn hơn => tụ khô
Viết bình luận