Như chúng ta đã biết, IC dao động của khối nguồn 3v,5v trong laptop có câu trúc khác hẳn so với các ic nguồn khác, nó luôn được tích hợp 1 khối ổn áp tuyến tính (A low dropout (LDO) linear voltage regulato) mà đa số các ic nguồn khác trong laptop không có.
Khi cấp nguồn B+ cho IC nguồn 3v,5v ngay tức thì mặc định khối ổn áp tuyền tính tích hợp trong ic làm việc cho ra 2 mức nguồn cơ bản 2VREF ( 2V Reference), 3V VREG3 (3v regulator) và 5v (VREG5, 5v_regulator).
Đặc điểm của khối ổn áp tích hợp này là Dòng ra chỉ khoảng 100mA đến 250mA và không có mạch bảo vệ khi quá tải, quá áp.
Chính đặc điểm này mà ta có thể giải thích được tại sao ic nguồn 3v,5v trong laptop hay bị nóng :
Vì nó không được bảo vệ khi quá tải giới hạn của nó nên khi có sự chạm chập nhẹ tại các phần tử kết nối vào các chân nguồn tuyến tính như ic lỗi, chíp hư , tụ rỉ…đều có thể dẫn đến việc quá dòng chịu đựng của các khối nguồn này nên ic nguồn sẽ nóng hơn mức bình thường, việc quá tải này hoàn toàn không được bào vệ như nhửng khối nguồn xung. IC cứ thế làm việc trong tình trạng quá tải nên phát nóng là đương nhiên.
Đây là nguyên nhân chính thường gặp nhất, hầu hết khi ic còn phát nóng là ic chưa lỗi, khi sửa hết chạm chập liên quan thường thì ic sẽ hoạt động bình thường. Dĩ nhiên là sẽ có những nguyên nhân khác làm cho ic nóng vi dụ như chính ic lỗi chạn chập bên trong hoặc chạm FET cũng có thể làm cho ic nóng, nỗ, cháy ….
Nóng IC nguồn 3v,5v , thay thạch anh 32.768Khz tại I/O cũng có thể giải quyết xong pan bệnh vì sao?
Ta biết I/O trong laptop được cấp nguồng dưới 2 dạng:
Dạng thứ nhất được cấp nguồn từ 3V tại phần nguồn LDO tích hợp trong ic nguồn 3V, 5V như trình bày phần trên:
Dạng thứ 2 I/O được cấp nguồn từ khối nguồn xung:
Thông qua 2 cách cấp nguồn cho I/O ta nhận thấy khi dòng tiêu thụ từ của I/O quá cáo chỉ có thể làm làm ảnh hưởng từ dạng cấp nguồn từ khối nguồn LDO vì nguồn LDO cung cấp dòng tải khá nhỏ chỉ từ 0.1A đến 0.2 A nên khi quá tải sẽ làm cho khối ổn áp LDO trong ic nguồn 3v,5v nóng lên nhưng không được bảo vệ nên ic cứ làm việc trong tình trạng quá tải nên phát nhiệt.
Còn khi I/O dược cấp nguồn từ khối nguồn xung , thường thì phần nguồn xung 3v làm việc cho ra dòng điện khá cao có thể lên đến 10A nên khi có sự cố chạm chập, quá dòng từ chip I/O lúc này chính I/O sẽ phát nhiệt chứ không phải là ic nguồn 3v,5V.
Với dạng cấp nguồn chop I/O từ nguồn tuyến tính với dòng cấp chỉ khoảng 200mA. I/O cần hoạt động ngay khi máy được cấp nguồn khi chưa khởi động máy, nó cao gồm nhửng khối mạch hoạt động thống nhất để điều khiển chính xác việc phân cực và truyền tải dữ liệu nó cũng cần đủ các điều kiện nguồn cấp, xung nhịp, xung reset. Nếu mất xung nhịp ,các khối tích hợp trong I/O hoạt ộng tự do mất kiểm soát, trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến việc dòng đổ một cách tự do lớn hơn dòng cấp cho I/O nên khối nguồn cấp quá tải và phát nhiệt. Đây là một trong những nguyên nhân mà các bạn thuờng không để ý đến .
Viết bình luận