Khi bạn chỉ dùng Adapter thì mạch này sẽ mở nguồn Adapter, còn khi bạn chỉ dùng Pin (Battery) thì nó mở nguồn Battery
Vận hành mạch khi chỉ dùng Adapter không Pin:
Nguồn AD sẽ cấp thẳng vào IC quản lý nguồn sạc (gọi là IC sạc cho gọn nha) nếu mọi thứ đều ổn (không có chạm chập, cháy nổ gì phía sau mạch này) thì IC sạc sẽ ra lệnh cho 2 FET công tắc Q1 và Q2 sẽ dẫn “mở” nguồn AD –> DCBATOUT (như hình minh họa) cấp nguồn cho toàn mainboad, dĩ nhiên là sẽ cấp áp luôn cho mạch sạc Pin, nhưng ta đang nói là chỉ dùng Adapter nên coi như mạch Sạc không hoạt động.
Vận hành mạch khi chỉ dùng Pin (Battery) không cắm Adapter:
Nguồn Pin cũng sẽ cấp thẳng vào IC Sạc, lúc này IC không nhận được nguồn cấp từ Adapter nên ra lệnh Q3 dẫn “mở” nguồn BAT –>DCBATOUT cấp nguồn cho toàn mainboard.
Vận hành mạch khi máy có gắn PIn và cắm Adapter:
Nguồn AD cấp vào IC Sạc, nếu mọi thứ đều OK, IS Sạc mở nguồn AD thông qua Q1 và Q2 tạo nguồn DBATOUT cấp cho toàn mainboard như bình thường. Đồng thời IC sạc, kết hợp với SIO, ICH nhận biết yêu cầu “cần sạc Pin” (Nếu Pin chưa đầy) và ra lệnh đóng mở Q4, Q5 điều khiển quá trình sạc pin. Lưu ý, lúc này máy sẽ dùng nguồn Adapter trực tiếp chứ không phải Adapter sạc vào Pin và máy dùng nguồn từ Pin như nhiều bạn thường nghỉ. Nếu vì lý do nào đó, như cúp điện chẳng hạn lúc này IC sạc sẽ nhận thấy ngay việc mất nguồn AD và lập tức mở nguồn BAT thông qua Q3 như cách mà 1 UPS làm việc với PC để bàn vậy
Các linh kiện chính, quan trọng của mạch này:
Tại sao lại gọi là quan trọng? Vì nó là những linh kiện chính, để dễ nhận biết ra mạch (để dò mạch), dễ hư hỏng (pan thường nằm trong mấy linh kiện dễ hỏng này) và bất kỳ máy nào cũng phải có những linh kiện này trong mạch.
IC sạc: cái này khỏi giải thích nhé, mình chỉ liệt kệ một số IC sạc thông dụng để tham khảo thôi như: Max8724, Max8725, Max8731, PQ24740, PQ24745, PQ24751, ISL6255…
Fet công tắc mở nguồn AD (Q1, Q2): 2 con này có khi chỉ có 1 con thôi rất dễ chết.
Fet công tắc mở nguồn BAT: Q3 nếu đứt máy vẫn chạy ADapter bình thường, không xài được pin thôi.
Fet sạc (Q4, Q5): thường nằm chung trong 1 con Fet đôi dạng 8 chân dán (SMD) nếu chết phải tra tương tương và thay đúng. Tránh trường hợp lấy đại 1 con Fet nào đó thay thử là toi.
Điện trở AD: Nằm ngay phía sau Fet mở nguồn AD, 2 chân của điện trở này đều đưa vào IC sạc, rất dễ nhậ biết bì điện trở này rất to và có hình dáng khác hoàn toàn với các điện trở khác trên main. Thường có màu xanh là cây, trên main gần như chỉ thấy 2 điện trở dạng này là nó và điện trở Sạc (sẽ nói riêng).
Điện trở Sạc: Tương tự như điện trở AD, điện trở này cũng có 2 đầu dẫn về IC sạc, nặm ngay đầu BAT và cuộn dây Sạc (Sẽ nói riêng).
Cuộn dây sạc: Cuộn dây này nằm kế điệ trở sạc và cặp FET sạc (Sẽ nói riêng) là linh kiện để nhận biết mạch xạc.
FET Sạc: thường là FET đôi 8 chân (là 2 con FET bên trong, chịu khó tra datasheet kỹ để dó mạch và thay tương đương) dầu trên nối với nguồn ADBAT, điểm giữa nối chung nối với cuộn dây sạc (đã nói ở trên) điểm dưới nối mass.
Viết bình luận