Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện. Vì đại lượng đặc trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện, từ dòng điện được hiểu là cường độ dòng điện.
1. Cường độ dòng điện
– Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian
– Ký hiệu: I
– Đơn vị: A (ampe)
2. Hiệu điện thế
– Hiệu điện thế hay điện áp là sự khác biệt về điện thế giữa hai điểm. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia.
– Ký hiệu:U
– Đơn vị:V (voltage)
3. Định luật Ohm
I: cường độ dòng điện (A)
U: hiệu điện thế (V)
R: điện trở (Ω)
4. Đo dòng điện và hiệu điện thế
Cường độ dòng điện có thế đo trực tiếp bằng ampe kế, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải mở mạch điện ra để lắp thêm ampe kế vào.
5. Công suất dòng điện
P = U.I
P: công suất (W)
U: Hiệu điện thế (V)
I: Cường độ dòng điện (I)
6. Dòng điện một chiều – xoay chiều
6.1 Dòng điện một chiều
Dòng điện một chiều hiệu điện thế không thay đổi theo thời gian. Nguồn một chiều trong thực tế như Pin, Acqui, nguồn đầu ra của Adaptor,…
Ký hiệu: DC (Direct Current)
6.2 Dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều có hiệu điện thế thay đổi liên tục theo dạng hình sin. Nguồn xoay chiều trong thực tế là điện 220V từ nhà máy điện, …
Ký hiệu: AC (Alternative Current)
Tần số: Hz , là số lần dòng điện đổi chiều trong một đơn vị thời gian
Viết bình luận