Cùng với tụ điện thì cuộn cảm là thành phần không thể thiếu trong các mạch lọc nguồn, mà đặc biệt là nguồn switching trên main laptop.
Cuộn cảm có tác dụng san phẳng dòng điện còn tụ điện lọc điện áp, kết hợp hai loại linh kiện này thành mạch lọc hạ thông để cung cấp nguồn cho IC, chipset, … trên mainboard và các linh kiện khác.
1. Khái niệm và cấu tạo
Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được sơn cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí hoặc vật liệu dẫn từ như Ferrite hoặc thép kỹ thuật.
2. Ký hiệu
3. Thông số quan trọng
3.1. Hệ số tự cảm
– Hệ số tự cảm là đại lượng đặc trưng cho sức điện động cảm ứng của cuộn dây khi có dòng điện biến thiên chạy qua.
– Đơn vị: Henrry ; Ký hiệu: H
3.2. Cảm Kháng
Cảm kháng hay còn gọi là trở kháng cuộn dây chỉ sự cản trở trở dòng điện của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều
ZL = 2πfL
ZL: Cảm kháng, đơn vị (Ω)
f: tần số (Hz)
L: hệ số tự cảm (H)
3.3. Điện trở thuần
Do cấu tạo của cuộn cảm gồm nhiều vòng dây dẫn, nên cuộn cảm cũng có sự cản trở dòng điện như một điện trở, tuy nhiên giá trị điện trở thuần của cuộn cảm tương đối nhỏ so với cảm kháng.
4. Ứng dụng cuộn cảm trong mạch lọc nguồn
Cuộn cảm kết hợp tụ điện tạo thành mạch lọc hạ thông, được ứng dụng hầu hết trên các mạch nguồn laptop. phần này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong bài mạch nguồn switching trên mainboard laptop.
Viết bình luận